Kỹ thuật nuôi cá chẽm thương phẩm

 Trong những năm gần đây cá chẽm là một trong những đối tượng nuôi mới được bà con nông ngư dân đưa vào nuôi trong lồng và các ao đầm nước lợ.

Việc sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường, đa dạng hoá sản phẩm là một chủ trương lớn của Nhà nước và của Tỉnh giúp cho sản phẩm sản suất ra được tiêu thụ một cách dễ dàng hơn, giá bán cao hơn. Vì vậy, việc đưa cá chẽm vào nuôi rộng rãi trong tỉnh là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích mặt nước, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường, đa dạng hoá đối tượng sản phẩm, hạn chế rủi ro. Để bà con nuôi cá chẽm đúng kỹ thuật, đạt năng suất cao.


I.Đặc điểm sinh học

– Cá chẽm (còn được gọi là cá vược)
– Cá có hình dẹp thon dài, đầu nhọn, miệng rộng hơi so le.
– Độ mặn: 0o/oo  đến 30o/oo
– Nhiệt độ: 5oC đến 30oC.
– pH: 6,4 đến 8,5.
– Thức ăn: cá nhỏ ăn là các phiêu sinh động thực vật chiếm 20% và 80% là cá, cua, tôm con. Khi cá lớn trên 15 cm hoàn toàn ăn động vật là các loài giáp xác tôm, cua, ghẹ, cá nhỏ.

II. Kỹ thuật nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất:

1. Tiêu chuẩn chọn vùng nuôi cá chẽm:

– Có nguồn nước tốt và đầy đủ quanh năm, gần sông, ven biển.
–  Địa điểm nên thuận lợi giao thông, cần tránh những vùng bị nhiễm phèn.

2. Kỹ thuật nuôi:

2.1 Chuẩn bị ao:

– Tháo cạn nước, nạo vét bùn đáy ao, diệt tạp.- Bón ½ lượng vôi cần bón, cày lật bón ½ lượng vôi còn lại (vôi cải tạo nên dùng vôi nung Cao hoặc Ca(OH)2  liều lượng bón tuỳ theo pH đất đáy ao) phơi đáy ao từ 7-10ngày.
– Lấy nước vào qua lưới lọc mức nước khoảng 0,6m.
– Bón phân chuồn đã ủ hoai hay phân hữu cơ gây màu nước sau đó nâng mức nước lên từ từ tạo phiêu sinh vật phát triển.Sau 10 ngày thì thả cá rô phi bố mẹ vào ao với mật độ 5.000 – 10.000 con/ha. Tỉ lệ đực cái của cá rô phi bố me.
Là 1:1 sau 1 –2 tháng hoặc khi cá con xuất hiện thì thả cá chẽm vào nuôi, nhầm tạo thức ăn tự nhiên cho cá chẽm.

2.2 Thả giống:

– Cá phải khoẻ mạnh, đồng đều kích cở, bơi lội hoạt bát nhìn bề ngoài có màu sắc sáng đẹp.
– Cá giống nuôi có kích cỡ từ 4-6 cm thả nuôi với mật độ 1,5 – 2con/m2, tuỳ theo điều kiện, khả năng đầu tư, trình độ và kinh nghiệm của người nuôi để xác định mật độ thả cho phù hợp.
– Phương pháp thả giống: Nên thả cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả lúc trời mưa hoặc khi có gió mùa đông bắc. Trước khi thả nên ngâm các túi đựng cá trong ao khoảng 20-30 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó cho nước ao vào bao cá từ từ để nước trong ao hoà cùng nước trong bao thì thả cá ra thời gian thả có thể kéo dài 30- 60 phút.

2.3 Quản lí ao:

Để duy trì thức ăn tự nhiên trong ao cần hạn chế thay nước ao nuôi theo chế độ thích hợp. Mỗi tuần thay một lần và chỉ nên thay 1/3 lượng nước trong ao nuôi, không nên để nước tronh ao thấp hơn 1m

2.4 Cho ăn:

– Thời gian đầu nên dùng lưới quay cá lại một góc để tập trung và cho ăn khoảng 15 ngày sau rồi mới bung ra, mục đích là hạn chế cá di chuyển, cho ăn dễ dàng và tạo cho cá có thói quen ăn đúng giờ, quen môi trường nước trong ao.
– Khi cá còn nhỏ cho ăn ngày 2 lần, sau 2 –3 tháng nuôi có thể cho cá ăn 1 lần/ngày, phải cho cá ăn no, không nên để cho cá đói vì đói chúng có thể ăn lẫn nhau. Cho ăn thường 3 – 5 % trọng lượng cơ thể cá.
– Cá chẽm ăn rất tạp các loại thức ăn là cá tạp, tôm, cua, mực, động vật phù du.
– Sau khi nuôi khoảng 6 – 7 tháng cá đạt tỉ lệ sống 70 – 80 %, trọng lượng đạt 60 – 70 gr/con thì tiến hành thu hoạch.

III: Kỹ thuật nuôi cá thương phẩm trong lồng:

1.Chon vị trí nuôi lồng:

– Tránh nơi có sóng to gió lớn.
– Nơi ít bị ảnh hưởng bởi dao động của thuỷ triều, nước phải luân chuyển
tốt.
– Độ mặn từ 15 – 25 o/oo, phải ổn định ít bị thay đổi.
– Tránh xa vùng có nhiều sinh vật bám.
– Nước không bị nhiểm bẩn bởi chất thải công nghiệp, sinh hoạt.

2.Thiết kế và xây dựng lồng:

– Lồng có hình dạng vuông hoặc chữ nhật thể tích 20 – 50 m3
– Lồng nuôi cá chẽm được làm bằng lưới ni lông mắc lưới cở 2 – 3 cm, thay đổi tuỳ theo cở cá.Có 3 loại lồng nuôi cá chẽm như sau:
+ Lồng nổi: Lồng được giữ nổi bằng thùng nhựa, thùng kim loại, định hình lồng thường dùng những khối bêtông cột vào các gốc của đáy lồng và dùng phao giữ nổi lồng trên mặt nước, Lồng được lắp đặt để dể dàng khi di chuyển lồng lên xuống theo thuỷ triều.
+ Lồng cố định: Lồng được đặt ở nơi kín gió, những nơi có chênh lệch thuỷ triều thấp, lồng được đặt nơi cố định và được giữ cố định bởi các cọc gỗ, bêtông và ống thép.
+ Lồng chìm: Lồng được sử dụng ở những nơi thường có sóng to gió lớn, ưu điểm là nước lưu thông tốt, nhiệt độ ổn định nhưng khó cho ăn và khó theo dõi quản lý.

3. Quản lí lồng:

– Nên dành 1 số lồng trống để sử dụng khi cần thiết như sang cá, chuyển cá khi phân loại cá và đều chỉnh mật độ nuôi.
– Thường xuyên theo dõi và làm vệ sinh lồng lưới.
– Cá thả nuôi lồng loại 8 – 10 cm trở lên, khi thả nên chọn cá cùng kích cỡ để tránh phát triển không đồng đều.

4. Cho ăn:

– Thức ăn là cá tạp, ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát
– Sau khi nuôi khoảng 5 – 6 tháng cá đạt tỉ lệ sống đạt 80 – 90 %, trọng lượng 600 – 700 gr/con, thì tiến hành thu hoạch .

Theo Tep Bac

Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1