Trùng quế - Con vật nuôi làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản mang nhiều lợi ích đến bà con nông dân

 Trùn quế (Perionyx excavatus) còn được gọi là giun đỏ hay giun mồi câu, có hàm lượng protein rất cao, chiếm đến 68 - 70% vật chất khô, lipid 7 - 8%, hydratcarbon 12 - 14% và tro 11 -12%. Trùn quế thuộc nhóm trùn ăn phân, có thân hình nhỏ, dài khoảng 10 - 15cm, thân mảnh như que đan len, có màu nâu tím, ánh bạc và sống ẩn nấp dưới các hòn gạch, hòn đá, các miếng gỗ hay dưới các lớp phân, rãnh nước cạnh chuồng heo, trâu bò. Bên cạnh đó, trùn quế là đối tượng có khả năng tự phân, nhưng quá trình tự phân nhờ hệ protease nội tại thường kéo dài, mùi hôi khó chịu và hiệu suất không cao. Trong khi đó, hệ enzyme protease từ Bacillus subtilis có khả năng thủy phân được nhiều loại protein khác nhau, hoạt động tốt trong giới hạn nhiệt độ và pH rộng.



Mặc dù, trùn quế tươi có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng việc sử dụng trùn quế tươi lại gây khó khăn trong quá trình bảo quản, sử dụng và thương mại hóa. Vì vậy, để khắc phục những vấn đề trên, nhiều cơ sở nuôi trùn đã thủy phân trùn quế thành dịch. Dịch trùn quế là quá trình thủy phân trùn quế tươi bằng chế phẩm enzyme sinh học, dịch trùn có chứa 100% amino acid tự nhiên với đầy đủ 15 loại acid thiết yếu và chuỗi peptides cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Dịch trùn quế có thể bổ sung vào thức ăn của vật nuôi và thủy sản (gà, vịt, bò, heo, cá, tôm, lươn..), dịch trùn quế cũng là phân bón lá cho các loại hoa kiểng và hoa màu. Đồng thời, đây chính là nguồn thuốc quý ngừa bệnh tai biến mạch máu não và các bệnh về huyết áp, tim mạch, nếu được chiết xuất, bào chế thành các dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng.



- Dịch trùn quế trong thủy sản:
Trong thủy sản dùng để bổ sung khẩu phần ăn tôm cá trong giai đoạn ấu trùng, hồi phục sức khỏe thủy sản sau dịch bệnh. Hàm lượng đạm giúp các loài thủy sản phát triển nhanh, rút ngắn thời gian nuôi, giảm hệ số thức ăn. Đây là khẩu phần ăn ưa thích của tôm tự nhiên nên khi bổ sung vào thức ăn kích thích tôm bắt mồi và ăn mạnh. Ngoài ra,  dịch trùn quế còn là môi trường rất tốt cho hệ vi sinh phát triển, giúp hệ tiêu hóa ổn định do trong dịch trùn có hàm lượng lớn nhiều loại enzyme có tác dụng tiêu hóa hấp thụ thức ăn.
Theo kết quả nghiên cứu, việc sử dụng dịch trùn quế trong ương ấu trùng tôm càng xanh góp phần quản lí môi trường bể ương tốt hơn, các yếu tố môi trường nằm trong khoảng cho phép và hạn chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp. Ấu trùng có tỉ lệ sống đạt cao nhất (90,0 ± 0,48%) ở nghiệm thức được cho ăn bằng thức ăn bổ sung dịch trùn với liều lượng 3 ml/kg thức ăn mỗi ngày và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p <0,05) so với nghiệm thức đối chứng (55,9 ± 3,7%) (Nguyễn Lê Hoàng Yến và Nguyễn Bảo Trung, 2014).
- Dịch trùn quế trong chăn nuôi:
Sử dụng dịch trùn quế trong chăn nuôi gia cầm giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển nhờ các hoạt chất tự nhiên có trong trùn quế giúp vật nuôi ăn nhiều, mau lớn, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng phòng bệnh nhất là trong mùa mưa. Với cách sử dụng: trộn cho gia cầm uống với liều lượng: 1 lít/1m3 nước uống; trộn cho ăn: 1 lít/200kg - 500kg thức ăn, tốt hơn khi sử dụng cho ăn hàng ngày.
- Dịch trùn quế dùng cho cây trồng:
Trong dịch trùn cung cấp nguồn amino acid dồi dào và các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng từ giai đoạn phát triển chồi lá, sinh trưởng ra hoa, nuôi hoa chống rụng hoa và giai đoạn ra rễ, đây được xem như một chất dẫn xuất làm tăng hiệu lực của các nguồn dinh dưỡng khác, mang lại hiệu quả hơn khi sử dụng các loại phân bón khác như đạm, lân, kali, thuốc bảo vệ thực vật, vi lượng.  Cách sử dụng như sau:
+ Cây hoa, kiểng: pha 10 – 15ml/ 8 lít đối với cây trưởng thành; 3 -7ml/ 8 lít đối với cây con trong giai đoạn vườn ươm. Phun 1 – 2 lần/ tuần lúc trời râm hay nắng nhẹ. Tránh phun khi hoa đang nở.
+ Cây rau: pha 10 – 15ml/ 8 lít. Phun 2 – 3 lần/ vụ. phun lúc trời râm hay nắng nhẹ vào thời kỳ 6 – 8; 15 – 20 ngày sau khi gieo. Ngưng sử dụng trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày.
+ Cây ăn quả, cây công nghiệp: pha 10 – 15ml/ 8 lít. Phun 3 – 4 lần/ vụ. Phân có thề phun vào thời kỳ sau tỉa cành tạo tán, đâm tược, chuẩn bị tạo mầm hoa, sau ra trái non khoảng 10 – 15 ngày.
Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1