Về mặt dinh dưỡng, bên cạnh khẩu phần chứa thức ăn tươi sống thông thường, việc lựa chọn một loại thức ăn bổ sung nhằm tăng hiệu quả sinh sản của tôm bố mẹ cũng đang được quan tâm. Nhiều thử nghiệm cho thấy, loại thức ăn, tỷ lệ cho ăn và độ tươi là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nauplius tôm mẹ sản xuất được (từ 50.000 – 300.000 nauplius/tôm cái). Bài viết xin chia sẻ các điểm cần lưu ý trong phương pháp cho ăn kết hợp này.
Sử dụng Vitalis cho tôm bố mẹ Ảnh: SK
Ưu thế của thức ăn công nghiệp
Việc cho tôm bố mẹ ăn thức ăn tươi sống khiến quá trình sản xuất trở nên phức tạp (khó chế biến, bảo quản, định lượng), an toàn sinh học thấp và phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên (mùa vụ, giá cả và chất lượng nguồn cung). Để duy trì quá trình sản xuất ổn định quanh năm, người nuôi có thể linh hoạt sử dụng thức ăn công nghiệp có chức năng hỗ trợ sinh sản như Vitalis 2.5 bên cạnh thức ăn tươi sống truyền thống. Ở một số giai đoạn yêu cầu an toàn sinh học cao như giai đoạn cách ly, kiểm dịch trước khi đưa tôm bố mẹ mới vào hệ thống nuôi, người nuôi có thể cho tôm bố mẹ ăn hoàn toàn với Vitalis 2.5.
Giúp tôm làm quen với thức ăn mới
Vitalis 2.5 có công thức chứa hàm lượng cao các thành phần đạm, tảo, axit béo omega-3 (DHA/EPA), vitamin và khoáng chất. Hàm lượng protein trong viên thức ăn thúc đẩy quá trình thành thục và tần suất sinh sản. Hạt thức ăn có đường kính 2,5 mm và chiều dài khoảng 5 mm. Ở thời gian đầu, Vitalis 2.5 được khuyến nghị sử dụng với tỷ tệ 3% tổng lượng thức ăn trong 1 ngày và nên sử dụng liên tục trong hai tuần để tôm làm quen. Sau đó, lượng thức ăn tươi được giảm dần cho đến khi đạt tỷ lệ mong muốn. Có thể kết hợp linh hoạt Vitalis 2.5 với nhiều loại thức ăn tươi sống khác nhau:
Xác định tỷ lệ cho ăn
Thông thường, tôm bố mẹ được cho ăn khoảng 26 – 30% khối lượng cơ thể mỗi ngày (khối lượng ướt). Lượng cho ăn sẽ thay đổi theo tần suất giao vĩ và tình trạng sức khỏe của tôm. Đầu tiên, có thể cho ăn 26% trọng lượng cơ thể, sau đó điều chỉnh tỷ lệ theo sức ăn của tôm và lượng nauplius tôm sản xuất được. Khẩu phần ăn hàng ngày nên được chia thành 6 đến 8 cữ, trong đó Vitalis 2.5 nên sử dụng trong 4 – 6 cữ.
Lưu trữ thức ăn
Không nên lưu trữ quá nhiều thức ăn trong kho nhưng cũng cần đảm bảo thức ăn không không bị thiếu trong quá trình sản xuất. Nên đặt thức ăn đủ để sử dụng hết trong vòng 4 tháng. Tất cả các loại thức ăn nên được bảo quản trong tủ đông đặt trong khu vực trại tôm bố mẹ. Thức ăn cũ nên được sử dụng trước khi dùng thức ăn mới.
Chuẩn bị thức ăn
Dựa vào bảng cho ăn để xác định lượng thức ăn cần dùng và lấy đúng lượng đó để chế biến. Trong trường hợp sử dụng rươi đông lạnh thì cần phải rã đông, cân lượng cần dùng và cho vào các khay cho ăn riêng. Đối với mực thì không cần rã đông hoàn toàn. Mực tươi hoặc mực đông lạnh được cắt thành các mảnh vuông 5 cm. Sau đó, cân và để riêng theo khẩu phần cho từng bể.
Artemia cần được cho ăn khi còn đông lạnh. Sử dụng dao sắc để cắt khối Artemia thành từng viên. Sau khi cho vào nước, dòng nước trong bể sẽ từ từ làm rã từng viên Artemia ra. Nên tắt máy sục khí khi cho ăn với Artemia để Artemia tan và chìm xuống đáy bể. Nếu bật khí, khối Artemia sẽ bị dòng nước tập trung về giữa bể và ra ngoài theo ống thoát nước.
Khu vực chế biến
Khu chế biến là nơi tất cả các thức ăn được chuẩn bị, do đó, vệ sinh khu vực này cần được lưu ý. Bảo đảm dụng cụ và khu vực chế biến sạch sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm nguồn bệnh đáng kể. Dụng cụ cắt, bề mặt cắt và hộp đựng thức ăn cần được khử trùng và phơi khô.
Vệ sinh
Tất cả các dụng cụ tiếp xúc với hệ thống nuôi cần được vệ sinh và khử trùng và phơi khô. Cần chuẩn bị một thùng Chlorine (nồng độ 540 ppm) tại khu vực chế biến để khử trùng từng dụng cụ và khay đựng thức ăn.
Bảo trì hệ thống nuôi
Trong hệ thống nuôi bố mẹ, vệ sinh nguồn nước và bộ lọc luôn được chú trọng. Quá trình vệ sinh không đảm bảo có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất do các vấn đề về vi khuẩn, tảo nở hoa, chất tạp rắn tích tụ, nấm và nhiều vi sinh vật gây bệnh khác trong hệ thống nuôi. Các bể tôm bố mẹ nên được xiphông để loại bỏ chất bẩn, mảng vụn thức ăn thừa, hoặc cát từ hệ thống lọc cát lắng ở đáy bể. Cũng có thể sử dụng vợt lưới để vớt thức ăn thừa sau mỗi cữ ăn. Ngoài ra, tôm chết hoặc vỏ tôm lột cần được lấy ra khỏi bể nuôi mỗi ngày. Đây là một bước quan trọng trong vấn đề giữ vệ sinh môi trường nước cho bể nuôi.
Trong quá trình xiphông và vớt chất thải nên giảm sục khí trong bể để tránh xáo trộn cột nước. Sử dụng vợt lưới rà dưới đáy bể một cách chậm rãi, thu các mảng vụn và cố giữ cho chúng không rơi ra khỏi vợt. Khi tất cả chất thải đã được lấy ra khỏi bể sẽ được tập trung trong một thùng và được xử lý sau khi hoàn tất công đoạn làm sạch.
Nguồn:Contom.vn