Kinh nghiệm nuôi tôm vào mùa lạnh

Tôm là loài động vật biến nhiệt, khoảng nhiệt độ thích hợp cho tôm là 27oC – 32oC, nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột, tôm rất dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt và chết. Khi nhiệt độ xuống thấp, tôm sẽ ngừng ăn, chết yểu,…kéo theo đó là tỷ lệ hao hụt rất lớn.

Do đó, nếu đã lỡ nuôi hoặc có kế hoạch chuẩn bị thả nuôi rồi nhưng với thời tiết bất lợi như hiện nay thì xin bà con mình cũng nên đừng quá lo lắng; vì hôm nay Tin Cậy xin chia sẻ cho bà con những phương pháp, bí quyết để xử lý và kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh giúp cho con tôm luôn được khỏe mạnh trong điều kiện thời tiết như hiện nay.

1. Vấn đề cải tạo ao khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp:

Nếu như bà con đã lên tất cả kế hoạch thả tôm giai đoạn này mà nhiệt độ xuống thấp, không còn cách nào khác mà bắt buộc phải thả thì việc đầu tiên cần chú trọng nhất đó chính là phơi đáy ao lâu hơn những mùa bình thường, do nhiệt độ hiện tại thấp nên thời gian phơi đáy ao nên kéo dài.

Nguồn: Ao nuôi tôm Anh Phương, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

Một điểm lưu ý nữa là bà con mình không nên cấp nước từ ao lắng vào ao nuôi vào những lúc thời tiết bất lợi nhiệt độ xuống thấp, không được cấp vào những ngày có gió mùa và nguồn nước cấp phải được xử lý tốt hết tất cả các yếu tố một cách hoàn chỉnh và lắng 4-6 ngày mới được cấp.

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh An, Bà Rịa – Vũng Tàu

Ngoài ra, bà con mình nên tạo màu nước tốt cho tôm sinh trưởng và phát triển, đồng thời kết hợp lắp đặt dàn quạt để bổ sung oxy hòa tan cho tôm nuôi, do tôm rất cần oxy để hô hấp trong giai đoạn thời tiết lạnh như hiện nay.

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Quân, Huyện Bình Đại, Bến Tre

2. Vấn đề thả giống vào thời tiết lạnh và kiểm soát tốt sức khỏe của tôm khi thả:

Bà con lưu ý không bao giờ thả giống khi nhiệt độ nước giảm thấp dưới 20oC, khi nhiệt độ trên 25oC là tốt nhất để thả và mùa lạnh thì thời điểm thả giống tốt nhất là khoảng buổi trưa, 11h – 14h trưa, lúc này nhiệt độ là thích hợp nhất, ấm nhất trong ngày.

Những ao nuôi tôm trong mùa lạnh bà con nên chọn nơi khuất gió, bờ ao được xây dựng chắc chắn để giữ nước ổn định. Mực nước cao trên 2 mét nhằm tránh cho nhiệt độ nước thay đổi nhanh, liên tục làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Sau khi thả tôm thì tiếp hành duy trì quạt khí để đảo đều nước mặt và đáy nền, đồng thời đo nhiệt độ trên mặt và tầng đáy vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Chú Khải, Long An

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh An, Bà Rịa – Vũng Tàu

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh An, Bà Rịa – Vũng Tàu

3. Vấn đề cho ăn, kiểm soát thức ăn và quản lý sức khỏe tôm trong giai đoạn nuôi:

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Chú Khải, Long An

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh An, Bà Rịa – Vũng Tàu

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Chú Khải, Long An

Dùng thêm các sản phẩm có chứa Canxi để tôm cứng vỏ vì vào mùa lạnh(tháng chạp hằng năm) độ mặn của nước thường thấp làm tôm bị mềm vỏ.

Bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn tôm để tăng sức đề kháng

4. Vấn đề kiểm soát chất lượng môi trường nước trong thời tiết lạnh:

Nhiệt độ thấp và nắng ít sẽ kiềm hãm sự phát triển của tảo, làm giảm nguồn thức ăn tự nhiên và làm trong nước, khó gây màu nước, do đó bà con nên gây màu bằng chế phẩm sinh học EM-Aqua ủ với mật rỉ đường và tạt định kỳ 1-2 ngày 1 lần để tạo màu nước thật tốt và ổn định cho ao tôm.

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Trong, Tiền Giang

 Theo tincay.com


Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1