Tảo lam trong nuôi tôm

Tảo lam là một loại tảo độc, không có lợi cho các ao nuôi thủy sản. Vì vậy cần có biện pháp để khống chế tảo lam trong nuôi tôm.


Tảo lam trong ao nuôi tôm

Ở nhiệt độ lớn hơn 25oC các loài tảo lam có tốc độ phát triển mạnh và dễ dàng đạt cực đại khi môi trường nước đủ dinh dưỡng cho tảo phát triển. Tảo lam không phải là thức ăn cho các loại phiêu sinh động vật, chúng phát triển mạnh vào giữa và cuối chu kỳ nuôi, khi mà chất thải của động vật tích tụ nhiều, thức ăn dư thừa làm tảo phát triển mạnh mẽ (tảo nở hoa) như một lớp sơn quánh đặc phủ kín mặt ao, khi tảo phát triển mạnh sẽ gây thiếu ôxy vào ban đêm tùy theo mật độ tảo, góp phần làm cho tôm, cá bị ngạt do thiếu ôxy.

Ngoài việc gây ra các tình trạng trên, chúng còn có thể tiết độc tố gây bệnh cho cá đặc biệt những loại cá ăn lọc như cá mè trắng, mè hoa, các loại nhuyễn thể, giáp xác và cho cả con người nếu ăn phải. Khi tiếp xúc với các loại tảo này thì có thể gây dị ứng da và mắt, ăn với lượng nhỏ thì có các triệu trứng về dạ dày, ruột. Ăn nhiều có thể gây hại tới gan, hệ thần kinh.

Dưỡng chất quan trọng nhất mà tảo lam sử dụng để phát triền là phốt pho và nitơ, hai loại dưỡng chất này có nguồn gốc từ phân hữu cơ, chất thải của gia súc, gia cầm, nước thải sinh hoạt và nước thải từ các bể Biogas…

Có rất nhiều biện pháp khống chế tảo lam khác nhau, bằng cơ học, hóa chất và sinh học. Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Ngoại trừ các biện pháp sinh học và vật lý, các biện pháp hóa học thường đưa đến kết quả là tảo chết hàng loạt gây ra tình trạng biến động chất lượng nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ao nuôi, chúng tôi giới thiệu một số phương pháp xử lý hiệu quả nhất cho vấn đề này.

Biện pháp sinh học

Để xử lý tảo lam trong ao nuôi thì biện pháp an toàn và hiệu quả nhất là dùng chế phẩm vi sinh (vi sinh vật hữu ích) để có thể khống chết tảo lam phát triển. Biện pháp này rất an toàn và không gây ra biến động lớn trong ao nuôi, chế phẩm sinh học được dùng phải có chất lượng và đã được tin dùng: Biowaster, Biofloc với liều lượng 1kg/8000m3, sử dụng định kỳ 15 ngày/lần ở những tháng nuôi đầu, 1 tuần/lần vào những tháng cuối.

Trước khi sử dụng thì sục khí trước 8-12h để tăng cường sinh khối hoặc khi sử dụng chế phẩm thì tăng cường bật quạt nước, máy bơm, máy phun nước sẽ cho hiệu quả tốt.


Biện pháp hóa học

Sử dụng các loại sản phẩm có chứa gốc clo như: supher clo liều lượng 1kg/6000m3, Vicato 1kg/1000-1500m3 tùy thuộc mức độ phát triển của tảo, BKC 1l/5000m3, với biện pháp này thì dùng lặp lại 1 tuần hai lần cho đến khi nước ao đạt yêu cầu.

Sử dụng chế phẩm sinh học Biowaster, Biofloc với liều lượng 1kg/8000m3 sau khi đã dùng hóa chất để giệt tảo độc nhằm phân hủy các hợp chất dư thừ, thức ăn thừa, xác tảo, các loại khí độc tồn tại trong ao.

Tăng cường sử dụng quạt nước vì quạt nước không chỉ cung cấp ôxi để các vi sinh vật phát triển mà chúng còn có tác dụng tạo dòng chảy, thu gom các hợp chất hữu cơ tích tụ để dễ ràng loại bỏ chúng, giải phóng khí độc và tránh phân tầng nguồn nước.

Biện pháp quản lý

Cho ăn đủ, tránh dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước, vớt bỏ các loại thức ăn thừa như cỏ, tuyệt đối không sử dụng phân để bón cho ao.

Bón vôi ổn định môi trường ao, đặc biệt vôi Dolomite CaMg(CO3)2 tăng cường khoáng chất và ổn định hệ đệm cho ao không để pH dao động lớn, liều lượng bón 20-30kg/1000m3 nước.

Tích cực thay nước (nước sạch) nếu có thể. Vớt bỏ khi tảo tập trung ở cuối gió.

Như vậy để không bị tảo phát phát triển quá mức thì người nuôi phải tuân thủ các biện pháp trong quá trình nuôi: Cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật, sau mỗi vụ nuôi phải phơi đáy, bón vôi, cải tạo ao cẩn thận. Quản lý thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi không để dư thừa thức ăn và tránh các nguồn thức ăn như các loại phân gia súc, gia cầm và các nguồn nước thải khác trong xuốt quá trình nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học 10 -15 ngày/lần.

Theo Chu Quang Kiệm, Trung tâm giống thủy sản Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội
Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1