Tìm hiểu về khí độc H2S trong ao nuôi tôm – Cách quản lý và biện pháp khắc phục

Khí H2S là loại khí cực độc và có thể khiến tôm chết vào bất cứ thời điểm nào. Khí có mùi trứng thối và càng nhiều bùn đen tích tụ dưới đáy ao thì càng sinh ra nhiều khí độc. Với nồng độ H2S cao, tỉ lệ chết tôm hàng loạt diễn ra ngay cả khi tôm chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn.




1. Sự hình thành của khí độc H2S
Khí độc H2S được hình thành khi mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm bị vi khuẩn phân hủy trong điều kiện thiếu oxy. Các loại chất thải này lắng đọng xuống đáy ao và bị phân hủy theo hai trường hợp. Trong điều kiện có oxy, vi khuẩn sẽ phân hủy chất thải và tạo thành một lớp bùn mỏng có màu sáng có tác dụng như màng ngăn khí độc H2S thoát ra môi trường nước. Bên dưới lớp bùn này, vi khuẩn phân hủy trong điều kiện thiếu oxy tạo ra khí H2S, đây là lớp bùn đáy và có màu đen. Khí độc H2S tập trung nhiều ở lớp bùn đáy nên nồng độ khí ở đây sẽ cao hơn so với môi trường nước.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết khi tôm bị ảnh hưởng H2S





3. Cách phát hiện khí độc H2S
So với các khí độc khác thì H2S rất khó phát hiện và cho đến nay vẫn chưa có dụng cụ kiểm tra lượng khí độc H2S trong ao nuôi tôm. Để kiểm tra mức độ tác động của khí đối với ao tôm, bà con cần dựa vào 3 thông số chính gồm: pH, nhiệt độ và lượng oxy hòa tan trong ao.

Bảng 1: Mối tương quan giữa pH, nhiệt độ và oxy hòa tan (Boyd, 1990)

Do H2S sinh ra trong điều kiện thiếu oxy nên lượng oxy hòa tan trong ao cao hơn 3 ppm sẽ kìm hãm việc sinh ra H2S. Nếu môi trường nước có đồng thời 3 chỉ số này đều ở mức thấp sẽ khiến H2S sinh ra càng nhiều và càng độc. Do vậy, theo dõi 3 thông số này sẽ giúp giảm thiểu độc tính của H2S.

Bảng: Độc tính tương đối của H2S với các loại khí độc khác

Ngoài ra, khi hàm lượng H2S nhiều sẽ làm ao xuất hiện những váng bọt trên mặt nước, vùng đáy ao chuyển màu đen và có mùi hôi thối mạnh. Đôi khi xuất hiện tình trạng tôm giảm mạnh vào buổi sáng, chết rải rác khắp ao, khi bà con kiểm tra tôm sẽ thấy vỏ màu sẫm, mang tôm chuyển sang màu hồng hoặc đen. Hội chứng bệnh mềm vỏ trên tôm sú. Hiện tượng này xảy ra là kết quả tất yếu của quá trình tiếp xúc H2S lâu dài dẫn đến tôm bị stress và khả năng tiêu thụ thức ăn kém.

4. Tác hại của khí độc H2S đối với tôm
H2S sẽ cản trở tôm sử dụng oxy trong ao. Do vậy, nếu tôm tiếp xúc với H2S trong thời gian ngắn sẽ làm tôm suy yếu, hoạt động chậm chạp và dễ nhiễm bệnh. Hoặc cũng trong thời gian ngắn, nhưng tôm nuôi tiếp xúc với lượng lớn H2S sẽ xảy ra hiện tượng chết hàng loạt. Vì các mô mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy của tôm đều bị tổn thương. H2S cũng làm cho tôm bị stress, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngưỡng H2S an toàn cho tôm sú là 0.033 ppm (Chen, 1985) và trên cá là 0.002 ppm (Boyd, 1982). Đối với tôm post thẻ chân trắng (cảm nhiễm LC50 trong 48 giờ) thì ngưỡng H2S an toàn lên đến 0.0087 ppm và đối với tôm thẻ nhỏ thì ngưỡng chịu đựng lên đến 0.0185 ppm.


Bảng: Hàm lượng H2S an toàn cho tôm và cá

5. Quản lý và khắc phục khí độc H2S trong vuông tôm
Bà con cần lưu ý dòng nước và các thiết bị lọc khí có thể gây xáo trộn lớp bùn đáy ao và phát tán khí độc H2S. Do đó, khi sục khí cần bố trí hợp lý để tránh sự xáo trộn này.

Khi phát hiện có khí H2S, bà con cần tiến hành ngay các biện pháp sau:

– Giảm lượng thức ăn cho tôm từ 30-40% trong tối thiểu 3 ngày.

– Tăng mức độ sục khí nhưng tránh làm xáo trộn lớp bùn đáy ao có thể dùng oxy viên

– Bón vôi kịp thời để tăng độ pH > 7,8.

– Sử dụng vi sinh vật tiêu thụ H2S.

Các biện pháp Quản lý và khắc phục khí độc H2S trong vuông tôm bao gồm:

– Các máy quạt nước cần hoạt động liên tục nhằm đảm bảo lượng oxy hòa tan > 5 ppm khi tôm còn nhỏ. Váng tảo nổi trên mặt nước cần được dọn sạch.

– Khi trời mưa, nước mưa có tính axit sẽ làm giảm độ pH và khiến khí độc H2S nguy hiểm hơn. Lúc này, bà con nuôi tôm vẫn duy trì hoạt động của quạt nước, giảm lượng thức ăn (khoảng 50%) hoặc đợi khi hết mưa (30p) mới cho ăn. Đồng thời, rải vôi quanh vùng rìa chất thải nhằm đảm bảo pH trên 7,5.

– Khi trời lạnh (25-30oC), bà con cần giảm lượng thức ăn từ 20-30%, tiếp tục quạt nước hằng ngày. Kiểm tra thường xuyên nhằm xác định tôm yếu tại khu vực tập trung nhiều chất thải, nếu phát hiện tôm yếu cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm.

– Khi tảo tàn cần duy trì pH nhờ bón vôn. Duy trì quạt liên tục trong ngày để cung cấp oxy do tảo phân hủy sẽ làm giảm lượng oxy nhiều.

– Vào các thời điểm thiếu ánh sáng mặt trời, tảo tàn, mưa to, tôm lột xác; cần duy trì quạt liên tục tại mọi thời điểm để cung cấp oxy, có thể thay nước nếu có nguồn nước sạch sẵn. Kiểm tra hàm lượng oxy, nếu phát hiện nước ao đổi màu, cần điều chỉnh pH ở mức 7,8-8,3.

– Kiểm tra và theo dõi để đảm bảo lượng oxy hòa tan tại vùng rìa chất thải > 4 ppm.

– Duy trì pH từ 7,8-8,3 trong suốt vụ nuôi và khoảng dao động < 0,4.

trên đây là một vài lưu ý tổng quang về việc Quản lý và khắc phục khí độc H2S trong vuông tôm


Theo Người Nuôi Tôm

Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1