Bacillus subtilis và những điều cần biết

Bacillus subtilis – chủng vi khuẩn sinh bào tử, là sinh vật tự nhiên của đường ruột, có sức sống mãnh liệt, thuộc nhóm vi khuẩn có lợi probiotic. Bacillus subtilis và khả năng chịu đựng các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
 
Hình dạng chủng vi khuẩn bacillus
 

Giới thiệu về bacillus subtilis

Bacillus subtilis được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1835 bởi Christion Erenberg và được đặt tên là Vibrio subtilis. Năm 1872, Ferdimand Cohn đặt tên loài trực khuẩn này là Bacillus subtilis.

Men vi sinh là những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, bổ sung nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Trong số các vi khuẩn, Bacillus subtilis là lợi khuẩn có nhiều công dụng nổi trội.

Bacillus subtilis là lợi khuẩn được sử dụng trong nhiều loại men vi sinh

Bacillus subtilis thuộc chi Bacillus subtilis, còn có tên gọi khác là trực khuẩn cỏ hoặc trực khuẩn cỏ khô, là loại vi khuẩn Gram dương.

Bacillus subtilis dạng hình que, có khả năng tạo bào tử cũng như chịu đựng điều kiện môi trường khắc nghiệt. Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đánh giá vi khuẩn thuộc chủng Bacillus subtilis và các chất chiết xuất từ vi sinh vật rất an toàn khi sử dụng cùng vào thực phẩm và có lợi ích kinh tế lớn.

Bacillus subtilis có thể phân chia đối xứng tạo thành hai tế bào con, hoặc không đối xứng, tạo thành bào tử trong điều kiện môi trường bất lợi như hạn hán, bức xạ cực cao, môi trường nghèo dinh dưỡng. Các tế bào vi khuẩn có thể tự tạo ra các chất kháng sinh hoặc giết chết đồng loại để tìm dinh dưỡng trong điều kiện môi trường sống khắc nghiệt, trước giai đoạn hình thành bào tử.

Bởi tính ổn định cao của Bacillus subtilis trong điều kiện khắc nghiệt nên vi sinh vật này trở thành một trong những ứng cử viên hoàn hảo với các ứng dụng chế phẩm sinh học hoặc trong đồ uống , thực phẩm, khử trùng. Cụ thể:

Bacillus subtilis thường có trong sản phẩm ở trạng thái bào tử, do vậy, khi uống vào, nó không bị acid và các men tiêu hóa ở dịch vị dạ dày phá hủy. Ở ruột, bào tử phát triển thành thể hoạt động, giúp cân bằng hệ vi sinh có lợi trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh thời gian dài.

Theo phân loại của Bergey (1974), Bacillus subtilis thuộc:

Giới (Kingdom): Bacteria
Ngành (Division): Firmicutes
Lớp (Class): Bacilli
Bộ (Order): Bacillales
Họ (Family): Bacillaceae
Giống (Genus): Bacillus
Loài (Species): Bacillus subtilis

Đặc điểm và tính chất của lợi khuẩn bacillus subtilis

Bacillus subtilis là lợi khuẩn tự nhiên có ở hệ vi khuẩn đường ruột động vật thủy sản.

Bacillus subtilis là trực khuẩn nhỏ, hai đầu tròn, bắt màu tím Gram (+), kích thước 0,5 – 0,8µm x 1,5 – 3µm, đơn lẻ hoặc thành chuỗi ngắn, có khả năng di động, có 8 – 12 lông, sinh bào tử hình bầu dục nhỏ hơn nằm giữa hoặc lệch tâm tế bào, kích thước từ 0,8 – 1,8µm.

Bào tử Bacillus subtilis có dạng elip đến hình cầu, có kích thước 0,6 – 0,9 µm x 1,0 – 1,5 µm, được bao bọc bởi nhiều lớp màng với các thành phần lipoprotein, peptidoglycan… có khả năng chịu được pH thấp, có khả năng chịu nhiệt (ở 100oC trong 180 phút), chịu ẩm, tia tử ngoại, tia phóng xạ, áp suất, chất sát trùng, có thể sống vài năm đến vài chục năm.

Bacillus subtilis cần các nguyên tố C, H, O, N và một số nguyên tố vi lượng để phát triển; quan trọng nhất là carbon và nitơ; có khả năng dùng các hợp chất vô cơ làm nguồn carbon.

Bacillus subtilis bền vững ở nhiệt độ cao lên tới 800 độ C nên không bị tác động khi bổ sung vào thực phẩm hàng ngày. Có thể bổ sung Bacillus subtilis tinh khiết cùng những loại thực phẩm nướng, sữa chua, đồ uống có cồn…và không giới hạn các kiểu phối hợp khác.

Bacillus subtilis có thể sử dụng trong men vi sinh (dạng nước) nhờ khả năng phân tán nhanh trong hệ tiêu hóa cũng như có thể chịu đựng các điều kiện môi trường khắc nghiệt, môi trường acid trong hệ tiêu hóa của động vật thủy sản.

Các nghiên cứu khoa học tới Bacillus subtilis có giá trị về khoa học cao và khuyến khích việc dùng Bacillus subtilis ở động vật thủy sản.

Bacillus subtilis không bị phân hủy trong môi trường acid dạ dày

Bacillus subtilis khi đi vào cơ thể có tác dụng theo các cơ chế chủ yếu: Cạnh tranh với mầm gây bệnh, trung hòa độc tố, kích thích miễn dịch của cơ thể vật chủ.

Tính an toàn của bacillus subtilis

Bacillus subtilis được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản trong các món ăn cổ truyền từ ngàn năm trước, rất an toàn đối với con người. Ở châu Âu, Mỹ, vi khuẩn này được chỉ định về an toàn thực phẩm, tiếng Anh gọi là QPS hay GRAS.

Đã được Các nhà khoa học của Trường Đại học Hoàng gia Holloway (London- Anh Quốc) chứng minh rằng Bacillus subtilis rất an toàn và không có tác dụng phụ với liều lượng lên đến 1 x 1011 cfu/ngày.

Bacillus subtilis đã được chứng minh là rất an toàn và không có tác dụng phụ với liều sử dụng lớn. Bacillus subtilis cũng đã được nghiên cứu tính chất an toàn và khả năng tồn tại, phát triển ở ruột.

Cơ chế tác dụng của bacillus subtilis

Bacillus subtilis

Khi Bacillus subtilis được đi vào cơ thể động thủy sản theo đường thức ăn, bào tử có thể tồn tại trong môi trường acid dạ dày, và vì thế sẽ đi qua dạ dày an toàn, tới ruột và nảy mầm thành lợi khuẩn. Một lượng bào tử sống nhất định sẽ giúp tạo hệ vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa, cung cấp chất dinh dưỡng và kích thích hệ miễn dịch. Bacillus subtilis tuyệt đối an toàn nên không sản sinh bất kỳ độc tố nào ảnh hưởng đến động vật thủy sản.

Bacillus subtilis có khả năng tạo bào tử nên có thể tồn tại được trong các điều kiện môi trường thiếu dinh dưỡng, có các chất độc hại và nhiệt độ cao…

Bacillus subtilis ở thể hoạt động có thể tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học: vitamin, axit amin, kháng sinh, enzym protease, α-amylase và một số enzym có lợi khác.

Bacillus subtilis có vai trò quan trọng đối với việc giữ ổn định thế bình quân vi khuẩn đường ruột thông qua cơ chế cạnh tranh sinh tồn, và khả năng gây ức chế vi khuẩn đường ruột.

Bacillus subtilis có hệ thống enzyme khá hoàn chỉnh, các enzyme cenlulase chuyển đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, enzyme có khả năng thủy phân lipid,glucid, protid, lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp, enzyme phân giải gelatin, ezyme phân giải fibrin và một loại enzyme giống lysozyme có tác dụng trực tiếp dung giải một vài loại vi khuẩn Proteus gây bệnh trong đường ruột.

Công dụng của bacillus subtilis

Bacillus subtilis có nhiều tác dụng

Là loại vi khuẩn hiệu quả và an toàn nhất sử dụng ở ngành công nghệ sinh học.

Bacillus subtilis có thể sản sinh ra các enzyme tiêu hóa: Amylase, Protease, Cellulose … nhưng quan trọng nhất là 2 loại enzyme trong hệ thống men tiêu hóa: amylase và protease giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bacillus subtilis có khả năng làm ổn định pH, trung hòa độc tố, cung cấp ngay một số men cần thiết để giúp cho quá trình hấp thu dưỡng chất tốt hơn:

+Enzyme amylase: thủy phân tinh bột và các sản phẩm chứa tinh bột thành đường glucose.

+Enzyme protease: xúc tác quá trình thuỷ phân liên kết liên kết peptide trong phân tử protein, polypeptide đến sản phẩm cuối cùng là các amino acid.

+Lipase: xúc tác quá trình thủy phân liên kết ester của chất béo tạo thành glycerol và acid béo.

Khả năng cạnh tranh của Bacillus subtilis đối với vi khuẩn gây bệnh trước tiên là ở số lượng tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, Bacillus subtilis còn có khả năng tiết ra các chất kháng sinh sinh học có tác dụng ức chế, cạnh tranh sự phát triển và tiêu diệt một số loài vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn Vibrio harveyi. Các chất sinh học này được tạo ra ngay cả khi Bacillus subtilis còn sống hay đã chết.

Bacillus subtilis tiêu thụ chất hữu cơ dư thừa, làm giảm lượng amoni, sunphit và nitrit trong nước, nâng cao chất lượng nước, làm giảm hàm lượng chất hữu cơ và làm giảm các khí độc trong nước.

Việc bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis trong các loại men vi sinh sẽ giúp tạo ra hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, cung cấp thêm chất dinh dưỡng và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Có khả năng đồng hóa một vài vitamin như B2 (Riboflavin) có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống cơ thể động thực vật, có mặt trong các tế bào, tham gia vào quá trình dinh dưỡng cũng như hô hấp của sinh vật.

Bacillus subtilis có khả năng sinh tổng hợp một số chất kháng sinh làm ức chế sinh trưởng, tiêu diệt các vi sinh vật khác, tác dụng lên nấm gây bệnh và vi khuẩn Gram(-) , Gram(+).

Bacillus subtilis ở dạng bào tử là dạng đang biến đổi, có ý nghĩa lớn đối với y học cũng như khoa học nghiên cứu đồng thời được ứng dụng trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản phẩm chăn nuôi.

Vai trò của lợi khuẩn Bacillus Subtilis trong nuôi tôm

Nhờ những đặc điểm vô cùng hữu ích của mình Bacillus Subtilis đã và đang được sử dụng rộng rãi làm chế phẩm sinh học dưới dạng men tiêu hóa giúp giảm nguy cơ nhiễm các bệnh đường ruột như ruột lỏng, đứt khúc, phân trắng trên tôm. Bên cạnh đó khi sử dụng sản phẩm còn giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài.

Bacillus Subtilis giúp giảm nguy cơ nhiễm các bệnh đường ruột như ruột lỏng, đứt khúc, phân trắng trên tôm

Trong nuôi tôm, lợi khuẩn Bacillus Subtilis làm cho pH ở ruột ổn định, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sinh hơi và vi khuẩn gây bệnh.

Bacillus Subtilis cũng có tác dung cung cấp cho cơ thể tôm một số men cần thiết, làm cho tiêu hóa trở lại bình thường trong khi hệ vi khuẩn ở ruột chưa lập lại trạng thái cân bằng.

Bảo quản bacillus subtilis

Bacillus subtilis bền vững ở tận nhiệt 800C và nó được bào chế dưới dạng bào tử tinh khiết (>99,99%), nên sản phẩm có thể được bảo quản vô thời hạn ở nhiệt độ phòng với điều kiện đóng gói kín hoàn toàn. Điều này không thể thực hiện ở sản phẩm probiotic của các sinh vật không có khả năng tạo bào tử, ví dụ như các Lactobacillus.

Bacillus subtilis thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 30 – 50oC. Nhiệt độ tối ưu là 37oC, pH thích hợp khoảng 7,0 – 7,4.

Bacillus subtilis phân bố hầu hết trong môi trường tự nhiên, phần lớn ở trong đất, rơm rạ, cỏ khô.

*Lưu ý:

-Trong chế phẩm, Bacillus subtilis ở dạng chưa hoạt động nên tiến hành ủ tăng sinh vi khuẩn để chuyển Bacillus subtilis sang trạng thái hoạt động trước khi sử dụng.

-Khi dùng hóa chất sát khuẩn và diệt khuẩn nước thì không dùng vi sinh xử lý nước do chất diệt khuẩn sẽ tiêu diệt luôn cả vi bacillus substilis xử lý nước.

-Không sử dụng sản phẩm cùng lúc với kháng sinh và thuốc diệt khuẩn, sử dụng sau khi diệt khuẩn 24h với thuốc diệt khuẩn và 72h với clorine

-Bảo quản: tránh ánh sáng mặt trời và ẩm ướt, đóng kín miệng bao chứa men vi sinh bacillus subtilis sau khi sử dụng.

Nguồn:Tổng hợp
Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1